-
- Tổng tiền thanh toán:
MÔ TẢ SẢN PHẨM:
Trong chương trình đào tạo của Trường Đại học Kinh tế, Kinh tế Vĩ mô là học phần nền tảng quan trọng và được giảng dạy cho toàn bộ các ngành học của Trường. Cuốn giáo trình này được biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học học phần Kinh tế Vĩ mô của giảng viên và sinh viên Trường Đại học Kinh tế cũng như nhu cầu tham khảo thông tin của các nhà giáo, chuyên gia, nhà khoa học và các độc giả quan tâm.
Theo trình tự của chương trình đào tạo ở bậc cử nhân tại Trường Đại học Kinh tế, sinh viên sẽ học học phần Kinh tế Vĩ mô sau học phần Kinh tế Vi mô. Vì vậy, một số khái niệm cơ bản sử dụng trong kinh tế vĩ mô, chẳng hạn doanh thu, chi phí, lợi nhuận… không được nhắc lại trong giáo trình này. Với mục tiêu cung cấp kiến thức ở cấp độ căn bản, nhập môn kinh tế vĩ mô, cuốn giáo trình này được biên soạn gồm 10 chương, tập trung vào những nguyên lý căn bản và những chủ đề lớn trong kinh tế vĩ mô. Đó là tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và cán cân thương mại. Những chủ đề này được diễn giải lần lượt qua từng bước dẫn dắt như sau: Hai chương đầu tiên đề cập đến các khái niệm cơ bản trong nghiên cứu kinh tế vĩ mô, gồm: Khái quát chung về kinh tế vĩ mô (Chương 1) và các biến số kinh tế vĩ mô (Chương 2). Chương tiếp theo bàn về tăng trưởng kinh tế trong dài hạn (Chương 3). Ba chương sau đó giới thiệu các khái niệm dùng để hiểu về thị trường vốn vay, thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối, gồm tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính (Chương 4), hệ thống tiền tệ (Chương 5) và kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở (Chương 6). Ba chương tiếp theo của giáo trình đi vào tìm hiểu sự cân bằng của các thị trường trong ngắn hạn, gồm: Mô hình giao điểm Keynes (Chương 7), Mô hình tổng cầu và tổng cung Chương tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ (Chương 9). Chương cuối cùng bàn về thất nghiệp và lạm phát trong ngắn hạn và dài hạn (Chương 10). Những nội dung của giáo trình này có thể giảng dạy với thời lượng từ 3 đến 4 tín chỉ.
Cuốn sách là kết quả của một thời gian lao động nghiêm túc, trách nhiệm với tinh thần cầu thị và xây dựng của các thành viên, gồm:
- TS. Nguyễn Thị Vĩnh Hà, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội: Biên soạn Chương 7, Chương 8, Chương 9, Chương 10
- TS. Nguyễn Thị Hồng, Trường Đại học Ngoại thương: Biên soạn Chương 2, Chương 4, Chương 5, Chương 6
- TS. Khúc Văn Quý, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội: Biên soạn Chương 1, Chương 2, Chương 3, Chương 9
- TS. Trịnh Thị Thu Hằng, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội: Biên soạn Chương 3, Chương 4, Chương 7